icon Phụ tùng ô tô Trà Dương cam kết giá tốt nhất thị trường
icon Phụ tùng ô tô Trà Dương cam kết giá tốt nhất thị trường

Bình nước phụ trên xe ô tô, tác dụng và chức năng của bình nước phụ

Lượt xem: 72

Bình nước phụ là bình chứa nước làm mát dư thừa trong hệ thống. Bạn có thể tìm thấy bình nước phụ dễ dàng bằng cách theo dõi các ống của bộ tản nhiệt khi bật nắp ca-pô. Nếu bình nước phụ bị hỏng, động cơ xe sẽ dễ bị nóng quá mức và gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Nguyên lý cơ bản của hệ thống làm mát

Động cơ sinh ra năng lượng bằng cách đốt cháy nhiên liệu, chuyển năng lượng hoá học của nhiên liệu thành năng lượng nhiệt. Phần lớn năng lượng được tạo ra trong quá trình này tiếp tục đẩy piston đi xuống để tạo ra năng lượng vận hành xe.

Các khí thải mang đi một phần nhiệt qua các xu páp thải. Động cơ hấp thụ lượng nhiệt còn lại, làm cho động cơ và các chi tiết cơ bên trong nóng lên. Nếu nhiệt độ quá cao, động cơ sẽ không thể vận hành bình thường. Do đó, cần có hệ thống làm mát để hấp thụ lượng nhiệt đó, bảo đảm động cơ hoạt động tốt.

Hệ thống bình nước phụ trên xe ô tô có chức năng gì?

Hệ thống làm mát gồm các ống dẫn, bơm để điều tiết nước làm mát; van hằng nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ của chất làm mát; bộ tản nhiệt để làm mát và nắp bộ tản nhiệt để điều khiển áp suất trong hệ thống. Ngoài ra, còn có các ống dẫn khác để chuyển nước làm mát từ động cơ đến lưới tản nhiệt hoặc hệ thống sưởi dùng chất làm nóng để làm ấm nội thất xe trong thời tiết lạnh.

Nhiệm vụ của hệ thống làm mát

Nước làm mát có thể bị sôi. Để ngăn chặn điều này, bình nước phụ trên các loại xe hiện đại thường được áp suất hóa. Nó được nối với bộ tản nhiệt bằng các ống dẫn.

Khi động cơ quá nóng, bạn không thể đổ thẳng nước làm mát vào bộ tản nhiệt (két làm mát). Bạn phải châm nước làm mát vào bình nước phụ.

Nắp bộ tản nhiệt giống như hệ thống thoát khí của nồi áp suất. Khi bộ tản nhiệt nóng, áp lực bên trong tăng cao, một phần nước làm mát sẽ trào ra. Để sửa chữa điều này, phần nước làm mát trào ra sẽ đi vào bình nước phụ. 

Khi hệ thống lạnh, áp suất bên trong giảm, nước làm mát được lưu giữ trong bình nước phụ sẽ trở lại bộ tản nhiệt. Lúc này, bình nước phụ thường chỉ còn lại khoảng 1/3 nước làm mát. Nói ngắn gọn, bình nước phụ hoạt động như một cái chai để chứa nước làm mát thừa.

Nếu bình nước phụ bị rò rỉ hoặc nứt vỡ, động cơ rất dễ bị nóng quá mức vì nước làm mát không đủ để làm mát.

Bình nước phụ làm bằng nhựa nên nó rất dễ bị nứt, đặc biệt nếu xe của bạn từng bị va chạm nhỏ. Nếu thấy có nước làm mát rò rỉ, hãy kiểm tra bình nước phụ và thay thế ngay khi cần để tránh động cơ nóng quá mức gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Các sự cố phổ biến thường xuất hiện trong hệ thống làm mát 

Két nước bị gỉ. Khi thấy nước làm mát đổi màu, có nhiều cặn bẩn. Hoặc có hiện tượng đặc lại với các cặn gỉ, đó chính là dấu hiệu két nước bị gỉ bên trong.

Két nước bị nghẹt. Két nước có cấu tạo từ những ống nhỏ hẹp. Qua thời gian sử dụng lâu dài các cặn gỉ sẽ tích tụ làm nghẹt ống. Khi đó nước sẽ không chảy được trong két làm mát. Làm nước không làm mát được tốt, tăng áp lực trên các ống và dễ gây rò rỉ.

Hỏng van hằng nhiệt. Van hằng nhiệt hỏng sẽ không thể tự động mở được khi nhiệt độ nước cao. Làm nước không chảy qua két làm mát. Và nhiệt độ động cơ sẽ tăng nhanh, có thể gây hỏng nặng. Hỏng bơm nước. 
Bơm nước có chức năng luân chuyển dòng nước làm mát trong hệ thống. Hỏng bơm sẽ khiến nước không chảy được và làm động cơ nóng.

Ống dẫn nước bị rò rỉ: ống dẫn nước làm bằng cao su. Qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ bị chai, nứt gây rò rỉ làm hao hụt nước làm mát. Dẫn đến không đủ nước làm mát cho động cơ.

Đó là những sự cố hay xảy ra ở bình nước phụ. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc đã bổ sung thêm những kiến thức bổ ích cho mình!.

Tin tức mới nhất

contact-us